Gần đây, dư luận bất ngờ trước việc một khách hàng ở Quảng Ninh nhận đơn thông báo thu hồi khoản nợ xấu từ ngân hang Eximbank do chi tiêu hơn 8,5 triệu đồng bằng thẻ tín dụng từ năm 2013. Qua 11 năm không đóng tiền lãi, vị khách hàng này đã nhận được số nợ lãi phát sinh lên đến 8,84 tỷ đồng.

Nhiều chuyên gia cho rằng, việc phát sinh nợ thẻ tín dụng cao như vậy đến từ công thức tính lãi của thẻ tín dụng và đặc biệt là thời gian để nợ quá hạn. Hiện nay, tại một số ngân hàng biểu phí thẻ tín dụng thường dài từ 15-30 loại phí và đi vào rất chi tiết các giao dịch của một chủ thẻ. Các khoản phí này bao gồm phí thường niên, phí phát hành thẻ, phí rút tiền mặt,…

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Eximbank) công bố biểu phí cho thẻ tín dụng quốc tế với 18 loại phí. Tên của các loại phí này tương đối giống nhau giữa các hạng thẻ, loại thẻ; chỉ khác nhau về số tiền thu.

Các con số về các loại chi phí của ngân hàng thường giao động từ 3-5% và tiền mặt từ 100.000 đồng đến 1.300.000 đồng. Tuy nhiên các con số này có thể thay đổi và khác nhau vào từng thời điểm và các chương trình ưu đãi khi mở thẻ của từng ngân hàng.

Sự lợi hại của các con số % và Lãi kép

Trong trường hợp khách hàng trên nợ từ 8,5 triệu đồng lên đến hơn 8,8 tỷ đồng trong 11 năm tiền nợ đã tăng hơn 1000 lần. Khi khách hàng tiêu dùng không thanh toán đầy đủ, lãi suất sẽ được tính trên cả số tiền gốc và tiền lãi tồn đọng và dẫn đến tình trạng “lãi mẹ đẻ lãi con”.

Bên cạnh đó, khi nợ thẻ tín dụng quá hạn người tiêu dùng sẽ chịu thêm một khoản phí phạt quá hạn đến từ ngân hàng, khách hàng ở Quảng Ninh đã nêu trên phải chịu phí phạt lên đến 150%. Thời gian nợ thẻ kéo cũng là một yếu tố không thể bỏ qua khi sử dụng thẻ tín dụng, thẻ tín dụng được tính lãi theo hình thức “lãi mẹ đẻ lãi con” vì vậy khi khách hàng càng kéo dài thời gian nợ của mình thì dẫn đến việc tiền lãi cộng dồn ngày càng cao trường hợp khách hàng ở Quảng Ninh đã nợ thẻ đến 11 năm đã khiến số lãi được tang cao và vượt qua tầm kiểm soát của khách hàng. Lãi suất được phía ngân hàng công bố cho khách hàng ở Quảng Ninh là 33%/năm, tương đương với 2.75%/tháng.

Trên thực tế nhiều người chủ quan khi cho rằng mở thẻ tín dụng đơn giản là dùng một dịch vụ của ngân hàng, “không dùng nữa thì thôi bỏ thẻ, không sao”, hoặc cho rằng giao dịch mở thẻ chỉ là giao dịch dân sự nên tìm cách “bùng nợ” thẻ tín dụng. Khi không dùng, không chi tiêu thẻ tín dụng, bạn vẫn có thể bị tính phí duy trì thẻ, phí thường niên. Vì vậy, nếu không có nhu cầu dùng thẻ, bạn nên đến trực tiếp hoặc liên hệ ngân hàng để hủy thẻ, kiểm tra kỹ về dư nợ, đảm bảo không còn dư nợ trước khi hủy thẻ.

Anh Thanh Tuấn (Thanh Xuân, Hà Nội) cho biết: “Tôi thường xuyên sử dụng thẻ tín dụng để thanh toán để nhận các ưu đãi về dịch vụ và y tế. Khi trả nợ đầy đủ, đúng hạn thì không có vấn đề gì cả. Cần lưu ý nhất chỉ là thời hạn thanh toán, đừng để quá hạn thì coi như bạn có thể vay tiền tiêu trước mà không phải trả lãi”.

Qua sự việc hy hữu trên các bạn sinh viên đang dung thẻ tín dụng hoặc đang có ý định dùng thẻ tín dụng thì cần lưu ý những điều sau:

Sử dụng thẻ tín dụng một cách cẩn trọng: chỉ sử dụng thẻ cho những nhu cầu thiết yếu và trong khả năng thanh toán, không nên sử dụng thẻ để chi tiêu cho những khoản tiền lớn, những món đồ xa xỉ vượt quá khả năng thanh toán thẻ tín dụng khi đến hạn.

Thanh toán đầy đủ và đúng hạn: tránh để phát sinh ra lãi và phí phạt khi quá hạn, các bạn sinh viên nên dùng thẻ từ ngày thứ 2 kể từ khi được kích hoạt và nên trả trước 45 ngày để tạo được uy tín qua đó ngân hàng sẽ cân nhắc đến việc nâng hạn mức thẻ tín dụng.

Nắm rõ các quy định về lãi suất và thời gian thanh toán thẻ tín dụng: khi ký hợp đồng thẻ tín dụng các bạn sinh viên thường có xu hướng ngại mất thời gian và chỉ đọc lướt qua không đọc rõ điều này hết sức nguy hiểm khi mà các bạn chưa biết hết hợp đồng viết về điều gì sẽ dẫn đến việc bị hoảng khi quá hạn thanh toán thẻ tín dụng.

Tăng cường kiến thức về tài chính: học cách quản lý chi tiêu và lập kế hoạch tài chính sao cho hợp lý, tìm hiểu các sản phẩm khác nhau và lựa chọn sản phẩm phù hợp nhất với mình. Bên cạnh đó các bạn còn có tìm hiểu và tham khảo tại một số trang web như swallet.vn để được các bạn admin hỗ trợ và giúp các bạn đưa ra loại thẻ đúng nhu cầu và phù hợp với mình nhất.

Tránh sử dụng thẻ tín dụng để đi vay nợ: thẻ tín dụng là phương tiện dùng để thanh toán vào lúc cần thiết không phải là công cụ vay tiền. Vay tiền bằng thẻ tín dụng sẽ dẫn đến việc lãi suất cao và nguy cơ nợ nần chồng chất.

Ngoài ra nếu không có nhu cầu sử dụng các bạn có thể khóa thẻ tín dụng lại tránh việc chi tiêu lãng phí.

Cuối cùng, việc tìm kiếm sự hỗ trợ và tư vấn từ người có kinh nghiệm cũng là một bài học quan trọng. Sinh viên cần biết cách tìm kiếm sự hỗ trợ khi gặp khó khăn trong quản lý tài chính cá nhân, và đừng ngần ngại tham khảo ý kiến của chuyên gia tài chính tại trang web Swallet.vn.